(xky12.com) Báo cáo “Khai thác nguồn nước: Cơ hội đầu tư nghìn tỷ USD trong nuôi trồng thủy sản bền vững” do Ngân hàng thế giới và Tổ chức chi phi chính phủ WWF thực hiện đã đánh giá nuôi trồng thủy sản là một trong những cơ hội triển vọng nhất để xây dựng một hệ thống thực phẩm bền vững hơn trong 25 năm tới.

Dựa trên quỹ đạo hiện tại của ngành, các khoản đầu tư theo kịch bản “thông thường” với tổng số vốn khoảng 500 tỷ USD có thể thúc đẩy sự tăng trưởng nuôi trồng thủy sản với tốc độ 1,9%, đạt 159 triệu tấn (không bao gồm rong biển) và tạo ra từ 8 đến 14 triệu việc làm mới vào năm 2050.
Ngược lại, nếu đầu tư với quy mô tham vọng hơn với tổng số vốn 1.500 tỷ USD, sản lượng sản xuất có thể tăng từ 225 triệu tấn vào 2025, tăng hơn gần 100 triệu tấn so với “kinh doanh như thông thường” và tạo ra từ 13 đến 22 triệu việc làm mới.
Bà Genevieve Connors, Giám đốc lâm thời toàn cầu của Bộ phận Môi trường thuộc Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh: “Để khai thác hết tiềm năng của ngành nuôi trồng thủy sản, chúng ta cần chuyển hướng sang các phương thức không chỉ năng suất mà còn phải có trách nhiệm với môi trường, hòa nhập xã hội và bền vững về kinh tế. Đây là lời kêu gọi hành động - tăng cường hợp tác, đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ nuôi trồng mới và thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa khu vực công và tư.”
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu ngày càng tăng và nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang bị khai thác tới giới hạn, nuôi trồng thủy sản ngày càng trở thành yếu tố then chốt trong việc đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Ngành hiện đóng góp gần 60% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu và theo Ngân hàng Thế giới, ngành nuôi trồng thủy sản có dấu chân carbon và lượng khí thải nhà kính thấp nhất trong số các ngành sản xuất protein động vật.
Để phát huy toàn diện tiềm năng, ngành nuôi trồng thủy sản cần được tiếp cận các nguồn tài chính sáng tạo để mở rộng quy mô, đặc biệt tại các thị trường mới nổi. Báo cáo phân tích các xu hướng đầu tư và cơ chế tài chính định hình tương lai của ngành nuôi trồng thủy sản kết luận rằng để đạt được tiềm năng tăng trưởng bền vững, ngành cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất chuyên canh với quy mô lớn.
Báo cáo xác lập nuôi trồng thủy sản bền vững như một trụ cột của hệ thống thực phẩm toàn cầu và giới thiệu các mô hình tài chính cho việc mở rộng ngành, cùng với các rủi ro và cơ hội đầu tư. Được thiết kế dành cho các tổ chức tài chính, chính phủ, tổ chức từ thiện và nhà đầu tư tư nhân muốn mở rộng danh mục đầu tư trong nền kinh tế xanh, báo cáo nhấn mạnh rằng với dự báo sản lượng hải sản toàn cầu tăng 14% vào năm 2032, nuôi trồng thủy sản mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững.
Báo cáo phân tích bảy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển trên thế giới bao gồm Bangladesh, Chile, Trung Quốc, Ecuador, Ai Cập, Thái Lan và Việt Nam; xem xét cách các cơ chế tài chính và vai trò thay đổi của khu vực công-tư đã góp phần định hình sự phát triển của ngành, từ đó đặt mục tiêu cung cấp định hướng cho các khoản đầu tư tương lai vào nuôi trồng thủy sản bền vững.
Báo cáo xác định nuôi trồng thủy sản bền vững như một trụ cột của hệ thống thực phẩm toàn cầu, đồng thời giới thiệu các mô hình tài chính cho việc mở rộng ngành cùng với các rủi ro và cơ hội đầu tư.
Được thiết kế dành cho các tổ chức tài chính, chính phủ, tổ chức từ thiện và nhà đầu tư tư nhân muốn mở rộng danh mục đầu tư trong nền kinh tế xanh, báo cáo nhấn cho thấy trong bối cảnh dự báo sản lượng hải sản toàn cầu tăng 14% vào năm 2032, nuôi trồng thủy sản chính là lĩnh vực giàu tiềm năng đáp ứng nhu cầu này.