TPD (Translucent Post-larvae Disease) – hay còn gọi là bệnh mờ đục hậu ấu trùng – là bệnh mới nổi trong ngành tôm vài năm gần đây, ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn hậu ấu trùng, tức là tôm từ PL5 đến PL15, đang được ương trong các bể hoặc ao nhỏ chuẩn bị cho giai đoạn nuôi thương phẩm.

Khi nhiễm bệnh, tôm xuất hiện hiện tượng: Thân sau bị trắng đục, từ phần đu🐎ôi lan dần về giữa thân; Tôm yếu, bơi kém, giảm ăn; Sau 1 – 2 ngày, tôm chết rải rác, tỷ lệ chết có thể lên tới 50 - 70% nếu không xử lý kịp
Dấu hiệu nhận biết bệnh TPD trong bể ương:
🌟Phần thân sau (đuôi) của tôm chuyển màu trắ🅘ng đục, lan dần về phía giữa thân
Tôm bơi yếu, phản xạ chậm, giảm ăn rõ rệt
Tập trung nằm đáy hoặc bơi lờ đờ gần mép bể
Sau 1 – 2 ngày, bắt đầu thấy tôm chết rải rác, k💫hó phục hồi nếu kh♛ông can thiệp kịp
Hiện tại, vẫn chưa có thuốc đặc trị rõ ràng cho bệnh TPD🦹. Do đó, cách phòng bệnh chủ động ngay từ đầu vẫn là giải pháp bền vững và hiệu quả nhất. Bà con nên thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, từ chuẩn bị ꦍbể ương cho đến quản lý sức khỏe tôm trong suốt quá trình nuôi.
Trước tiên, cần xử lý bể ương và nguồn nước thật kỹ lưỡng. Bể nên được làm sạch 👍hoàn toàn và sát trùng bằng các chất như chlorine, vôi hoặc thuốc tím trước mỗi vụ ương. Nguồn nước cấp cũng phải được xử lý kỹ qua hệ thống lọc, ozone hoặc dùng chế phẩm vi sinh phù hợp. Sau khi xử lý, nên ủ nước từ 1 – 2 ngày để ổn định các chỉ số lý hóa trước khi tiến hành thả giống.
(Tổng hợp)