Ngày 9/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố loạt thuế quan mới đối với hàng hóa từ 8 quốc gia, gồm Brazil, Sri Lanka, Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines. Mức thuế dao động từ 20% đến 50%, trong đó cao nhất là 50% áp dụng với Brazil.

Cụ thể, Philiꦡppines chịu♛ mức thuế thấp nhất 20%, tiếp theo là Brunei và Moldova 25%, Sri Lanka, Algeria, Iraq và Libya đều ở mức 30%. Đây là động thái tiếp theo sau thư thông báo ngày 7/7 gửi tới 14 quốc gia, cảnh báo áp thuế từ 25–40%.
Ông Trump tuyên bố mức thuế s⛄ẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 và không có gia hạn miễn trừ. Ông cho rằng đây là biện phá꧅p cần thiết nhằm phản ứng với “các mối quan hệ thương mại không cân xứng”.
Ngo𝕴ài hàng hóa nói chung, Mỹ còn áp dụng thuế cụ thể vớ🐷i một số ngành như thép, nhôm, ô tô, và gần đây mở rộng sang đồng và dược phẩm.
Ngành ô tô Nhật Bản chịu áp lực
Trong khi Mỹ và Nhật chư🅘a đạt được thỏa thuận thuế ô tô, các hãng xe Nhật như Toyota, Honda, Nissan và Mitsubishi đang đối mặt với áp lự𒈔c chi phí và sụt giảm lợi nhuận.
Ngày 7/7, ông Trump công bố áp thuế 25% với hàng nhập từ Nhật Bản từ 1/8, tăng từ mức 24% trước đó. Mức thuế này không ảnh hưởng đến các ngành đã áp thuế trước đó như ô tô,♔ thép và nhôm.
Toyota – hãng xe lớn nhất Nhật Bản – dù ít bị ảnh hưởng nhờ dꩵòng xe hybrid bán chạy tại Mỹ, vẫn ghi nhận thiệt hại 180 tỷ yen (1,24 tỷ USD) chỉ sau 2 tháng. Từ đầu tháng 7, hãng đã tăng giá trung bình 270 USD mỗi xe.
Honda ước tính mất 650 tỷ yen trong năm tài khóa hiện tại, dù đang cố gắng thu hút khách bằng xe hybrid. Niss🌸an dự báo lợi nhuận giảm 450 tỷ yen, đang cắt giảm sản xuất và nhân sự toàn cầu. Mitsubishi tạm dừng giao hàng từ cảng Mỹ và tăng giá một số mẫu xe lên 2,1%.
Theo💧 S&P Global Ratings, doanh số ô tô tại Mỹ có thể giảm xuống còn 1 triệu xe vào năm 2026 do giá tăng. Ô tô hiện chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu của Nhật sang Mỹ. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán thương mại hai bên hiện chưa đạt tiến triển rõ rệt.
EU đẩy mạnh đàm phán, lo ngại thuế cao
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ trước 1/8, đề xuất giảm thuế ngay lập tức và không áp dụng biện pháp mới. Tuy nhiên, phía Mꦓỹ chưa đưa ra phản hồi.
Chủ tịch EC, bà Ursula von der Leyen, cho biết EU đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền Tổng thống Trump và chuẩn bị cho mọi kịch b�🍸�ản.
Ông Bernd Lange – Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế EU – lo ngại về các mức thuế cao như 50% với thép, 25% với ô tô và 10%𝔉 với phần lớn hàng hóa nhập vào Mỹ. Ông cũng nhấn mạnh mối quan tâm đặc biệt tới 𒈔mức thuế 50% vừa được áp với mặt hàng đồng, cùng với các sản phẩm dược phẩm và chất bán dẫn.
Thái Lan đối mặt nguy cơ suy giảm xuất khẩu và việc làm
Chính quyền Trump dự kiến áp thuế 36% với hàng hóa từ Thái Lan từ ngày 1/8. Theo Liên đoàn các nhà tuyển dụng Thái Lan (EconThai), mức thuế này cao hơn nhiều so với các đối thủ trong khu vực và sẽ ảnh hưꩲởng nghiêm trọng đến xuất khẩu, sản xuất và việc làm trong nước.
🌜Ông Tanit Sorat – Phó Chủ tịch EconThai – cảnh báo hàng nghìn lao động có thể mất việc, và hệ lụy kéo dài đến năm 2026. Các nhà xuất khẩu được dự báo giảm hơn 50% kim ngạch chỉ trong tháng 7.
Ủy ban Thương ꦍmại, Công nghiệp và Ngân hàng Thái Lan nhận định nếu thuế 36% được thực hiện, tăng trưởng GDP nước này có thể giảm xuống còn 0,7–1,4%,ꦚ xuất khẩu giảm khoảng 2%.
Tuy nhiên, Chủ tịch Liên đoàn Công nghඣiệp Thái Lan, ông Kriengkrai Thiennukul, vẫn hy vọng chính phủ Thái có t▨hể đàm phán để giảm mức thuế nói trên.
(Tổng hợp)