Tùy theo biến động thị trường, sản lượng cá tra thương phẩm ꦑViệt Nam mỗi năm đạt khoảng 1,5 – 1,7 triệu tấn, với kim ngạch XK trung bình từ 1,6 – 2,3 tỷ USD/năm. Việt Nam hiện cung ứng hơn 90% cá tra phile đông lạnh cho toàn thế giới. Trong khi đó, sản lượng của các nước khác như Ấn Độ (khoảng 300.000 – 400.000 tấn/năm), Bangladesh hay Ai Cập chủ yếu phục vụ thị trường nội địa hoặc xuất thô sang các thị trường dễ tính.
Điều n&agr꧋ave;y khẳng định vị thế không thể thay thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành hàng cá tra.
Đồng bằng sông Cửu Long là “vựa cá tra” lớn nhất toàn ♛cầu với diện tích nuôi chuyên canh hàng chục nghìn ha, tập trung tại các tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long… Nơi đây có hệ thống thủy văn phong phú, nguồn nước ổn định và khí hậu thuận lợi quanh năm – điều kiện mà nhiều quốc gia nuôi cá tra khác không thể có được.
Việt Nam🌟 cũng đang đi đầu trong kiểm soát chất lượng nguồn nước đầu vào, nhờ v&👍agrave;o việc áp dụng các công nghệ giám sát môi trường và hệ thống cảnh báo sớm nhằm hạn chế rủi ro bệnh tật trong nuôi cá.
Một trong những lý do then chốt khiến cá tra Việt Nam có chỗ đứng vững có lẽ là chuỗi giá trị khép kín – từ sản xuất con giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến đến ph🃏ân phối và truy xuất nguồn gốc. Các DN lớn như Vĩnhꦛ Hoàn, Nam Việt, IDI, Biển Đông Seafoods,... đều đã đầu tư hệ sinh thái toàn diện, giúp giảm chi phí, kiểm soát chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm.
Ch&iac🔥ute;nh mô hình liên kết chuỗi đã giúp Việt Nam giữ ổn định nguồn cung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng đồng đều các yêu cầu về size cá, màu thịt, kết cấu phile – điều mà các nước khác như Bangladesh hay Indonesia vẫn đang gặp khó khăn.
Hàng trăm vùng nuôi và nhà máy chế biến cá tra tại Việt Nam đã được cấp chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council), BAP (Best Aquaculture Practices), GlobalG.A.P, ISO 22000, HACCP, BRC... giúp sản phẩm dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khó tí𓃲nh như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc v&agr🔯ave; các hệ thống siêu thị quốc tế như Carrefour, Costco, Metro, Whole Foods,...
Không chỉ giới hạn trong sản phẩm phile đông lạnh, Việt Nam đã phát triển danh mục sản phẩm từ cá tra cực kỳ đa dạng: cá tra cắt khúc, viên cá, chả cá, cá tra cuộn, cá nướng đóng gói, cá hấp đông lạnh, dầu cá tra, collagen cá tra,... Các sản phẩm phụ phẩm như da cá, bong bóng, mỡ cá cũng đượ♐c tận d✅ụng tối đa để phục vụ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, dược phẩm và mỹ phẩm.
Việc tận dụn🔴g phụ phẩm đã giúp tăng thêm 15–20% giá🙈; trị gia tăng cho mỗi tấn cá tra chế biến – một lợi thế rõ ràng so với các nước đối thủ vốn vẫn còn bán thô hoặc chưa tận dụng hết tiềm năng từ một con cá.
Nhờ quy trình nuôi thâm canh, kiểm soát thức ăn chặt chẽ, công nghệ hiện ꦕđại và quy mô sản xuất lớn, giá thành sản xuất cá tra Việt Nam ổn định ở mức rất cạnh tranh, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Ngược lại, cá tra từ Ấn Độ có thể rẻ hơn do chi phí lao động thấp, nhưng chất lượng thịt không đồng đều, kích cỡ không chuẩn hóa, màu♏ sắc không đẹp – đây là lý do khiến cá tra Ấn Độ khó thâm nhập thị trường châu Âu và Bắc Mỹ.
Chính phủ Việt Nam luôn tích cực hỗ trợ ngành thông qua chiến lược chuyển đổi xanh, phát triển bền vững thủy sản đến năm 2030, thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ đăng ký chỉ dẫn địa l&yac🦋ute; và mở rộng thị trường thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Chính sách minh bạch, định hướng XK rõ ràng và liên tục nâng cấp quy chuẩn kỹ thuật đã góp phần củng cố niềm tin với các đối tác NK quốc tế, giúp cá tra Việt Nam duy trì vị thế “cửa ngõ thủy sản” châu Á 🍌ra thế giới.
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay g🦋ắt, cá tra Việt Nam không chỉ giữ vững vị thế mà còn liên tục nâng tầm. Đây là kết quả của một nền công nghiệp được đầu tư bài bản, có tầm nhìn dài hạn và cam kết chất lượng rõ ràng. Từ hệ sinh thái nuôi trồng hiện đại, khả năng chế biến sâu, kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt đến chính sách quốc gia thuận lợi – tất cả đã ꧃tạo nên một thương hiệu “Cá tra Việt Nam” không thể thay thế trên bản đồ thủy sản thế giới.
Lựa chọn cá tra Việt Nam là lựa chọn sự an tâm, giá trị và tính bền vững – một quyết định thôngꦕ minh trong mộ෴t thế giới đang hướng đến an toàn thực phẩm, phát triển xanh và truy xuất rõ ràng. Không phải ngẫu nhiên mà thị trường thế giới vẫn đặt niềm tin vào cá tra Việt Nam suốt gần ba thập kỷ qua – và xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 5/2025, kim ngạch XK cá tra Việt Nam đạt 189 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra trong 5 tháng đầu năm nay đạt 829 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@xky12.com Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@xky12.com VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@xky12.com