(xky12.com) Sản lượng bột cá của Peru giảm mạnh trong tuần cuối tháng 6, chỉ đạt 40.943 tấn, giảm 54% so với tuần trước, khi mùa đánh bắt cá cơm chính dần kết thúc. Nguồn cung khan hiếm đang đẩy giá tăng trên toàn cầu.
Theo ước tính của MSICeres (Peru), Peru đã khai thác 2,25 triệu tấn, tương đương 74,84% hạn ngạch 3 triệu tấn ở khu vực Bắc và Trung tính đến ngày 2/7. Tuy nhiên, sản lượng dự kiến mùa này chỉ đạt khoảng 2,4–2,5 triệu tấn, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu.
Tại khu vực Chimbote – trung tâm đánh bắt chính – sản lượng giảm mạnh, chỉ đạt chưa đến 10.000 tấn trong ba tuần gần đây (tuần 24–26), so với 830.000 tấn trong giai đoạn tuần 17–23.
Trong bối cảnh sản lượng sụt giảm, giá bột cá super prime của Peru đang được chào bán ở mức khoảng 1.750 USD/tấn (giá CIF Trung Quốc). Tại Trung Quốc, giá giao dịch bột cá tiêu chuẩn tại các cảng lớn như Quảng Châu, Thượng Hải, Thiên Tân và Đại Liên cũng tăng lên 11.൩100–11.200 NDT/tấn (tương đương 1.549–1.563 USD/tấn).
Tồn kho tại các cảng Trung Quốc đã giảm xuống còn 305.000 tấn tính đến 2/7, giảm gần 9.000 tấn so với 4 ngày trước đó. Trong khi lượng tiêu thụ vượt 5.000 tấn/ngày, lượng hàng mới về cảng đang chậm lại.
Các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ecuador và châu Âu đang tích cực thu mua phần hàng còn lại do lo ngại thiếu hụt trong thời gian tới.
Từ tháng 1–5/2025, Peru xuất khẩu 580.000 tấn bột cá, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng gần 68% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc là thị trường lớn nhất, nhập khẩu 441.000 tấn, trị giá 633,4 triệu USD, chiếm khoảng 50% tổng lượng nhập khẩu của nước này. Xuất khẩu sang Đức tăng 900%, Nhật Bản tăng 41%, và Ecuador tăng 343%.
Theo Viện Humboldt, nhiệt độ mặt biển tại Bắc và Trung Peru đang cao hơn trung bình, với mức 17,87°C và sai số +0,40°C, có khả năng liên quan đến hiện tượng El Niño – một trong những nguyên nhân khiến sản lượng đánh bắt giảm.
Tại khu vực phía Nam Peru, hạn ngạch 251.000 tấn mùa đầu tiên đã kết thúc vào 30/6. Chính phủ đã phân bổ hạn ngạch mới 251.000 tấn, bắt đầu từ 1/7 và kéo dài đến cuối năm trong mùa vụ thứ hai.
Ngày 9/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố loạt thuế quan mới đối với hàng hóa từ 8 quốc gia, gồm Brazil, Sri Lanka, Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines. Mức thuế dao động từ 20% đến 50%, trong đó cao nhất là 50% áp dụng với Brazil.
(xky12.com) Đài Nam – địa phương sản xuất cá rô phi lớn nhất Đài Loan – vừa xuất lô hàng đầu tiên sang Singapore, đánh dấu bước đi chiến lược nhằm đa dạng hóa thị trường và giảm phụ thuộc vào Mỹ, nơi nguy cơ áp thuế dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump từng gây lo ngại cho ngành thủy sản.
(xky12.com) Theo đại diện của Ecuador, quá trình chuyển đổi ổn định của Ecuador từ một trung tâm nuôi trồng thủy sản mật độ thấp, diện tích lớn thành quốc gia sản xuất tôm lớn nhất thế giới vẫn còn lâu mới kết thúc.
(xky12.com) Giá cá tuyết và cá haddock biến động trái chiều trong tuần 26 (23–29/6/2025) tại các phiên đấu giá thủy sản ở Peterhead và Shetland, Scotland.
(xky12.com) Panchu Duraisamy, Giám đốc Unibio Hatcheries, cho biết tại Triển lãm Thủy sản Bharat (SEB) diễn ra từ ngày 1 – 3/7/2025 tại Chennai, Ấn Độ rằng nhiều người nuôi tôm sú ở miền Nam nước này đang bắt đầu thử nghiệm nuôi hai vụ một năm thay vì một vụ.
Đồng Tháp vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và kế hoạch phát triển ngành hàng cá tra theo hướng hiện đại, bền vững. Mục tiêu là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất và quản lý, nâng cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
(xky12.com) Năm 2025 đánh dấu một giai đoạn chuyển mình đáng chú ý của thị trường cá ngừ toàn cầu, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng duy trì ổn định, song song với những yêu cầu ngày càng khắt khe về tính bền vững, nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu đang phải điều chỉnh chiến lược để thích nghi với những thay đổi nhanh chóng trong chuỗi cung ứng thực phẩm thủy sản toàn cầu.
Mùa mưa là thời điểm nhiều mầm bệnh phát sinh trong ao nuôi cá tra, chủ yếu do vi khuẩn như Vibrio, Aeromonas, Streptococcus và ký sinh trùng phát triển mạnh. Mưa lớn gây rửa trôi phèn, chất hữu cơ xuống ao làm giảm pH, bùng phát khí độc (NH₃, H₂S, NO₂), ảnh hưởng đến sức khỏe cá.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@xky12.com
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@xky12.com
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@xky12.com